Pages

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Mứt tết - hương vị ngày xuân

Mứt tết - hương vị ngày xuân


Cùng với bánh chưng, dưa hành, mứt Tết là món ăn góp phần làm nên hương vị ngày xuân. Tiếp khách bằng những món mứt cổ truyền đã trở thành phong tục trong mỗi gia đình người VN. Chẳng thế, những tên gọi: mứt Tết, khay mứt Tết... đã ra đời. Tuy nhiên, thị trường mứt Tết năm nay lại chẳng còn "ngọt ngào" như trước.
mut gung

>> Mut gung - ấm áp ngày xuân.

Giá tăng nhưng không có nhiều hương vị, mẫu mã mới
Các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết ngày càng trở nên phong phú. Cùng với mứt Tết, người tiêu dùng đã có thêm rất nhiều sự lựa chọn với bánh, kẹo, socola... Thị trường đồ ngọt "đổi mới" đến chóng mặt cả về chất lượng, hình thức. Các doanh nghiệp liên tục đưa ra các chủng loại sản phẩm mới để cạnh tranh thu hút khách hàng. Các loại bánh kẹo nhập ngoại cũng hết sức đa dạng. Trong khi đó, các loại mứt Tết dường như rất "bảo thủ", hết năm này qua năm khác vẫn chỉ chừng đấy chủng loại, hương vị.
mut gung

Tham gia thị trường Tết năm nay vẫn chủ yếu phổ biến các loại mứt truyền thống như mứt bí, dừa, hạt sen, cà chua, mơ, đào, cà rốt. Một số loại mứt mang hương vị phương Nam như mứt me Đà Lạt, mứt hồng đỏ, sơri... cũng dần trở nên quen thuộc ở thị trường Hà Nội. Một số điểm bán mứt giới thiệu những sản phẩm mới như mơ úc, đào úc... nhưng chẳng rõ nguồn gốc xuất xứ ra sao. Các loại mứt đóng hộp còn kém phong phú và "chậm đổi mới" hơn nữa về hương vị và mẫu mã. Mứt Hữu Nghị, Thủy Tạ, Habico... vẫn chủ yếu là loại hộp giấy hình vuông, hình chữ nhật in hình ngũ quả, phúc lộc thọ... như những năm trước đây. Duy nhất chỉ có Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội tung ra sản phẩm mới: Mứt Tết cao cấp hộp sắt với giá 82.000 đồng/hộp.
Năm nay, do giá nguyên liệu và nhất là giá đường tăng cao, giá các loại mứt Tết đều tăng khoảng 10 - 30% so với năm ngoái, mức tăng bình quân là từ 15.000 - 20.0000 đồng/kg. Tại chợ Đồng Xuân, đắt nhất là các loại mứt dâu, mứt mơ của Đà Lạt: 60.000 đồng/kg, hạt sen là 60.000 đồng/kg. Tiếp đến, mứt mơ, mận: 50.000 đồng/kg, mứt gừng: 40.000 đồng/kg, mứt bí: 30.000 đồng/kg. Các loại mứt Tết của các cơ sở sản xuất tư nhân nổi tiếng như Hồng Lam (11 Hàng Đường), Gia Lợi (số 8 Hàng Đường)... có giá từ 40 - 60.000 đồng/kg. Giá bán của các công ty sản xuất trong nước thường đắt hơn thị trường tự do khoảng 10 - 20.000 đồng/kg. Riêng mứt hộp, tùy trọng lượng 500g, 300g, 200g có giá bình quân 32.000 đồng, 26.000 đồng, 20.000 đồng.
Thị trường mứt Tết kém sôi động
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là Tết nhưng đến ngày 8/1 (tức ngày 9 tháng Chạp năm ất Dậu) hệ thống bán hàng của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, một doanh nghiệp từng nhiều năm tham gia thị trường mứt Tết, vẫn chưa có sản phẩm mứt Tết nào được bày bán. Các cô bán hàng nhã nhặn thông báo, khoảng 1 tuần nữa chúng em mới có hàng. Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, Công ty Bánh mứt kẹo Hữu Nghị, Công ty Thủy Tạ đã khai trương quầy bán hàng Tết nhưng mặt hàng bánh kẹo có phần "lấn át" mứt Tết cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã. Cũng rất ít khách hàng hỏi mua mứt Tết như mọi năm.
Đại diện Công ty bánh kẹo Hải Hà cho biết: Trước đây, mứt Tết là mặt hàng chủ đạo trong mùa sản xuất cuối năm. Nhưng do xu hướng của người tiêu dùng thay đổi, những năm gần đây, công ty đã giảm dần sản lượng mứt cung cấp ra thị trường. Không chỉ của Hải Hà mà của nhiều doanh nghiệp khác cũng có xu hướng này. Ngay cả các làng nghề làm mứt nổi tiếng như Xuân Đỉnh (Từ Liêm) cũng dần thu hẹp quy mô sản xuất mứt.


Theo những người kinh doanh mặt hàng mứt tết, lượng mứt Tết cung cấp ra thị trường cũng như sức mua mặt hàng này có thể giảm từ 30 - 40% so với mọi năm. Do xu hướng tiêu dùng giảm, nhiều cửa hàng đã chuyển kinh doanh thêm các loại bánh kẹo thay vì chỉ chuyên mứt Tết như trước kia. Ngay đến hệ thống các siêu thị của Intimex năm nay cũng không đưa hàng mứt Tết vào danh mục hàng hóa phục vụ tết như mọi năm.

Cùng với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, một nguyên nhân khác khiến các công ty hạn chế việc sản xuất mứt là do giá đường năm nay tăng cao. Thời điểm vừa qua, giá đường có lúc đã lên tới 13.000 đồng/kg. Mức 11.000 đồng/kg hiện nay của giá đường vẫn cao hơn cũng thời điểm năm ngoái tới 40%. Trong khi đó, đường chiếm tới 30% giá thành của sản phẩm. Giá đường tăng mạnh nhưng giá mứt Tết lại không thể tăng tương ứng càng khiến các nhà sản xuất càng kém mặn mà với thị trường mứt Tết.
Những người kinh doanh tại chợ Đồng Xuân, điểm đầu mối bán buôn mặt hàng mứt Tết cho biết: Các loại mứt Tết truyền thống như mứt bí, mứt gừng, mứt dừa... chủ yếu được chuyển về địa bàn các tỉnh. Nhiều tiểu thương dự đoán, nếu các nhà sản xuất không nhanh chóng thay đổi mẫu mã và hương vị mứt Tết sẽ ngày càng khó tiêu thụ hơn. Không khéo chỉ vài ba xuân nữa, món mứt Tết chỉ còn tìm thấy được ở các chợ vùng nông thôn mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét