Pages

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Mứt khóm đu đủ

Mứt khóm đu đủ


mut gung

Khóm chín gọt vỏ, bỏ mắt, cắt làm 8 đừng bỏ cùi ruột - cắt nhỏ - cân 2 lb khóm thì 1 lb đường - ướp đường vô khóm 30 phút sẽ ra nước - vắt thêm nước 1 trái chanh xanh - đem lên bếp sên lữa nhỏ cho đến khi gần cạn (vẫn còn chút nước)-- tắt bếp nhất ra khỏi lò nóng thì mình trộn vào 1 chút vani bột sẽ thơm lắm -- ở đây tôi làm có thêm đu đủ xanh bào - rắt tí muối cho xẹp rồi rửa thật sạch nhiều lần - vắt ráo rồi cho thêm vào với khóm -- cân lường đường cũng thế cứ 1 lb khóm+đu đủ thì 1/2 lb đường -- cứ thế mà làm.

>> Xem thêm mut gung dẽo

Mứt gừng thập cẩm

Mứt gừng thập cẩm


mut gung

mut gung

mut gung

Mut gung dẽo + chuối khô xắt lát + hồng khô sắt lát + nho vàng khô + hạt dưa rang + mè rang = trộn đều lên thêm bình trà Olong nóng.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Tết đìu hiu ở làng mứt gừng xứ Huế

Tết đìu hiu ở làng mứt gừng xứ Huế


Cận Tết, làng mut gung Kim Long (phường Kim Long, TP Huế) đìu hiu không khác mấy ngày thường. Những người gắn bó với nghề cứ lắc đầu nguây nguẩy khi ai đó hỏi chuyện làm ăn dịp chính vụ này.

Bà Trần Thị Hai, 70 tuổi, vừa đóng bao mứt gừng vừa buồn rầu bảo: “Mứt gừng là nghề truyền thống xưa nay ở làng Kim Long. Nhưng những năm trở lại đây người làm nghề không còn ai mấy mặn mà vì hàng làm ra không bán được bao nhiêu, giá thành lại rẻ, không tương xứng với công sức bỏ ra”.

Theo bà Hai, cả phường Kim Long bây giờ chỉ còn 5-7 nhà làm mứt gừng, trong khi ngày trước cả làng hầu như nhà ai cũng thổi bếp làm món này dịp Tết.

Được bố truyền lại nghề, bà Hai cho biết đến đời con bà đã là đời thứ bốn làm mứt gừng. Nhưng các con của bà không có ai quyết tâm theo, dù Tết đến thấy mẹ soạn đồ làm mứt, con cháu đều xúm một tay. “Tôi sợ khi mình mất đi rồi, nghề làm mứt gừng của gia đình cũng mất, bếp lửa nấu mứt ở làng Kim Long này cũng tắt”, bà Hai nói.

mut gung

Bà Hai cho biết nghề làm mut gung ở làng Kim Long chẳng biết có từ khi nào, chỉ nghe các cụ trong làng kể lại ngày xưa vua chúa và dòng dõi quý tộc muốn một món ăn ngày tết có hơi ấm để chống chọi với cái rét của miền Trung. Rồi những người trong làng nghĩ ra cách làm mứt bằng cách dùng thứ gừng tươi, cay xé lưỡi từ trên cầu Tuần (huyện Hương Trà) về cạo vỏ, rửa sạch, bào lát nhỏ, luộc chín rồi bỏ vào chảo rim, sau đó đem ra đảo khô.

Những người hoàng tộc khi ăn mứt này, vừa nhâm nhi li trà nóng, thấy cảm giác khoan khoái. Rồi cứ thế, mứt gừng Kim Long ngày một nhiều người cùng làm, tạo nên thương hiệu.

“Điểm quan trọng nhất trong các công đoạn làm mứt gừng là giai đoạn rim. Đó là người làm mứt phải biết tra gia vị đường ở mức vừa phải để khi rim xong mứt vừa giòn, vừa dẻo lại vừa thơm mùi đặc trưng”, bà Hai nói.

Say sưa kể về mứt gừng, rồi bà lại trầm ngâm như lo lắng về điều gì đó. “Bây giờ đâu riêng gì làng Kim Long làm mứt gừng nữa. Nhiều làng khác ở huyện Hương Trà, Phong Điền cũng đua theo làm mứt. Tuy không giữ được cái vị thơm ngon nhưng ai cũng tranh nhau cái thương hiệu mứt gừng Huế. Nhiều người làm nhưng lượng mua lại có hạn, trong khi chất lượng ngày một giảm sút dẫn đến người mua cũng ít dần”, bà Hai phân trần.
mut gung
Mỗi gói mứt gừng Kim Long 500g như thế này giá bán gốc chỉ có 25.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Đông.


Cùng nỗi niềm như bà Hai, chị Trương Thị Tuyết, một thợ làm mứt gừng lành nghề ở Kim Long cũng lắc đầu: “Nghề làm mứt chỉ thịnh vào đợt Tết nhưng đến giờ những người gắn bó với nghề chỉ đếm chưa đủ đầu ngón tay. Cả năm mong đến vụ làm mứt để có tiền dành sắm Tết nhưng làm rồi tiền công chả được bao nhiêu!”

Gừng tươi ở Huế không còn nhiều. Những người thợ làm mứt gừng phải nhập gừng từ Đắc Lắc về nên giá thành cũng cao hơn trước. Năm nay nhà chị Tuyết làm 1 tấn gừng, trong khi những năm trước nhà chị cần đến 10 người làm 4-5 tấn, đến nay mới chỉ xuất được hơn một nửa.

Tính ra mỗi người làm mứt gừng phải bỏ ra số vốn từ 60-70 triệu đồng mua nguyên liệu, chưa kể công nhưng gừng làm ra chỉ bán được 50.000 đồng/kg. Nếu tính toán không cẩn thận, tìm đầu ra cho sản phẩm thì những hộ làm mứt gừng đứng trước nguy cơ lỗ nặng.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Anh Tuấn, phó chủ tịch kinh tế phường Kim Long, thừa nhận những người làm mứt gừng truyền thống ở Huế đã giảm nhiều so với những năm trước bởi mứt làm ra không bán được bao nhiêu.

“Thực tế ngoài việc nhiều người dân ở các vùng khác cùng làm mứt gừng, tạo ra nguồn hàng quá lớn, còn có nguyên nhân thị hiếu của người dân bây giờ không mấy mặn mà với mứt gừng vừa rẻ vừa ngon. Giờ đời sống kinh tế phát triển, người ta thường chú trọng đến những món ăn ngày Tết đắt tiền, sang trọng”, ông Tuấn lý giải.

Để duy trì làng nghề truyền thống này, phường Kim Long đã có chính sách tạo điều kiện cho những hộ làm mứt gừng tín chấp vay ngân hàng để lấy vốn mua nguyên liệu. Tuy nhiên theo ông Tuấn, chính sách này cũng không khả thi vì chính những người làm mứt gừng không còn mấy mặn mà với nghề cho thu nhập thấp.




Nguyễn Đông

Mùa giáng sinh năm ấy...

Mùa giáng sinh năm ấy...



Giáng sinh năm ấy anh một mình lang thang qua những con đường đông đúc người xe, đèn giăng lấp lánh. Là dân tỉnh lẻ, anh thật sự háo hức trước đêm Giáng sinh của Sài thành.Mình gặp và quen nhau trong mùa Giáng sinh năm ấy. Với anh, đó mãi mãi là mùa Giáng sinh chẳng thể nào quên.

Vốn là người ngoại đạo, anh chỉ định lang thang ngoài đường để nhìn ngắm mọi người. Vậy nhưng không hiểu sao khi đi ngang qua một ngôi giáo đường, anh rẽ vào.

Giữa những người đang làm lễ, anh chỉ biết lóng ngóng nhìn quanh và làm theo. Khi anh định rời khỏi đó thì một giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo khẽ cất lên bên cạnh: “Anh mới vào nhà thờ lần đầu tiên phải không?”
Nhìn sang, anh thấy em đang mỉm cười và ánh mắt thu hút lạ lùng. Ánh mắt ấy xiết bao trìu mến. Phải mất đến vài giây anh mới “tỉnh” ra, cười bối rối và khẽ gật đầu xác nhận.

Vậy là mình quen nhau. Anh bắt đầu chăm đến nhà thờ vào các ngày chủ nhật để được… gặp em. Anh bất ngờ khi biết em cũng là người ngoại đạo. Em bảo khi thấy điệu bộ lúng túng của anh, em nhớ lại lần đầu tiên em theo cô bạn đi dự lễ nhà thờ.

“Em thích những bài giảng khuyên người ta biết sống tốt hơn. Còn anh, sao anh cũng hay đến nhà thờ?”. Hơi bất ngờ trước câu hỏi của em nhưng anh cũng trả lời: “Tại vì anh cũng nghĩ như em vậy!”. Chẳng biết em có linh cảm anh đang nói dối không?

Càng tiếp xúc với em, anh càng bị nét hồn nhiên của em thu hút. Chúng ta dần trở nên thân thiết, mỗi lúc gặp chuyện buồn vui gì vẫn hay tâm sự cùng nhau. Anh nghĩ đến một ngày sẽ bày tỏ tình cảm của mình, lòng lâng lâng đón chờ niềm hạnh phúc đang đến gần. Vậy nhưng…

Một hôm em tâm sự với anh về một chàng trai khác. Trong anh chợt thấp thoáng một cảm giác mình không thể có em. Rồi một ngày chủ nhật, em tay trong tay cùng chàng trai ấy đi dự lễ.

Anh tưởng chỉ cần trông thấy thôi
Là em hiểu rõ lòng anh rồi
Mối tình chan chứa trong đôi mắt
Anh biết làm sao nói những lời.

Mấy câu thơ của Tế Hanh mà anh từng đọc đâu đó chợt vọng về. Anh biết làm gì đây? Đành chúc em hạnh phúc với tình yêu của mình! Cũng từ đó anh không còn đến nhà thờ. Thỉnh thoảng em có hỏi nhưng anh luôn có lý do cho mình, như “bận” chẳng hạn.

Sài Gòn se lạnh, một mùa Giáng sinh nữa lại về. Đêm Giáng sinh năm nay chắc hẳn em sẽ rất vui bên chàng trai của mình. Còn anh, anh sẽ lại một mình lang thang qua từng con phố. Nhưng có lẽ anh sẽ tránh đi qua ngôi giáo đường cũ.

Tự làm mứt gừng homemade

Tự làm mứt gừng homemade



Mứt tự làm bao giờ cũng an toàn và ngon lành hơn nhỉ?
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

   
- 1 kg gừng tươi
- 300gr đường

- Nước
Bước 1:
- Rửa sạch gừng và gọt vỏ nè.

Bạn nên lựa những củ gừng non vừa phải, không quá già để lát gừng khi cắt ra được mềm, không xơ mà vẫn có vị cay nồng nha!
Bước 2:

- Cắt gừng thành từng lát mỏng nghen.
Bước 3:

- Tiếp theo, cho gừng vào đun với nước trong khoảng 45 phút ở lửa nhỏ để gừng ra bớt vị cay. 

Bước 4:

- Sau đó, bỏ đi ½ lượng nước trong nồi rồi cho đường vào đun cùng gừng ở lửa vừa nghen.
Bước 5:

- Bạn nhớ khuấy đều tay tới khi đường thành hỗn hợp si rô đặc quánh và bao lấy các miếng gừng.
Bước 6:

- Cho gừng ra khay và đem sấy (hoặc phơi) cho đến khi các miếng mứt gừng khô và tách rời nhau nhé!
Cho vào hộp và để dành đến Tết măm ná!
Thế là Tết này ba mẹ có mut gung cho chính tay con làm để nhâm nhi với một chén trà rồi đấy!
Măm một miếng mứt gừng homemade mà thật ấm lòng làm sao!

Mứt tết là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh


Mứt tết là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh


Không chỉ là món ăn thơm ngon, hấp dẫn không thể thiếu trong những ngày Tết, mứt còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Mứt sen: Hạt sen là vị thuốc không thể thiếu khi điều trị tỳ hư, tiêu chảy lâu, đái rắt, di mộng tinh, khí hư, hồi hộp, mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ. Mứt sen được xếp là loại mứt bổ nhất, vừa có tác dụng an thần với người suy nhược kém ăn, mất ngủ do uống nhiều các thứ kích thích (cà phê, thuốc lá), vừa giúp bồi bổ cơ thể.

Mut gung: Gừng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn không điều độ, dùng phòng bệnh viêm đường hô hấp. Gừng kết hợp với đường còn giúp làm ấm người, kích thích tiêu hoá. Do đó mứt gừng là món không thể thiếu trong ngày Tết trong các gia đình ở miền Bắc và miền Trung.



Mứt hồng chữa ho, mứt cà rốt tốt cho tiêu hóa

Mứt quất (tắc): Quả quất chín được dùng làm thuốc chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hoá tốt hơn. Hạt quất để cầm máu, chống nôn, giảm ho. Mứt quất lại có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra, làm tiêu đờm, chống nôn mửa rất tốt.


Mứt bí: Bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ bí đao chữa đái rắt, đái đục, mụn nhọt. Mứt bí không chỉ thơm, giòn mà còn là thuốc giải nhiệt, tiêu độc rất tốt.




Mứt sen được xếp là loại mứt bổ nhất

Mứt cà rốt: Cà rốt có tác dụng bổ huyết, kích thích tiêu hoá, vì thế rất thích hợp đối với người ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và ỉa chảy dài do thiếu dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lỵ mạn tính. Do có nhiều vitamin A, nên mứt cà rốt còn giúp tránh được các bệnh về mắt, như: khô giác mạc, quáng gà, giúp vết thương nhanh lành và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Mứt táo: Táo có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau, chống co giật, hạ nhiệt, hạ huyết áp, ra mồ hôi trộm. Mứt táo sẽ giúp da dẻ mịn màng và kéo dài tuổi thọ.

Mứt hồng: Nếu bạn bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, ho mạn tính và hay đi tiểu đêm, mỗi ngày hãy ăn khoảng 40g mứt hồng, bệnh sẽ thuyên giảm.



Mứt cà chua nhiều sinh tố A dùng cho người suy dinh dưỡng

Mứt dừa: Cùi dừa chữa đau vùng thượng vị, hoặc ép lấy dầu dừa chữa bỏng, mụn nhọt. Dầu dừa tinh chế là chất béo dễ tiêu hoá, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày Tết do ăn nhiều chất đạm.

Mứt phật thủ: Quả phật thủ được dùng chữa bụng đầy trướng, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn, ho dai dẳng có nhiều đờm, chống khát, hạ sốt, an thần, chữa nhức đầu. Mứt phật thủ có tác dụng kích thích hô hấp, chữa ho và tiêu hoá kém nên dùng mứt phật thủ.

Mứt cà chua: Nhiều sinh tố A dùng cho người suy dinh dưỡng và người lao động nơi nóng, độc vì nó có tác dụng giải nhiệt, giải khát và tăng lực.

Mứt khoai lang: Không chỉ có tác dụng chống thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, trị mụn nhọt, mứt khoai lang có tác dụng bồi dưỡng và nhuận tràng.

Thái Hà tất bật đi chợ tết


Thái Hà tất bật đi chợ tết

Năm hết Tết đến, dù bận rộn với nhiều show diễn thời trang nhưng siêu mẫu Thái Hà vẫn dành thời gian tranh thủ đi chơi chợ Tết và mua sắm thực phẩm, bánh kẹo đãi khách.







Người đẹp tìm mua những loại bánh mứt được nhiều bạn bè thích như me Thái, mứt gừng... 



Cô cũng không quên mua thêm vài hộp cà phê ngon và bông cúc khô về để trổ tài pha trà hoa cúc. 



Và mua trái cây để bày biện cho mâm ngũ quả cúng Tết. 



Siêu mẫu đi chợ bằng xích lô để ngắm cảnh đường phố rộn ràng vào xuân và thư giãn sau những ngày làm việc bận rộn. 

Mẹ ơi, con không sợ mùa đông nữa



Mẹ ơi, con không sợ mùa đông nữa

Mùa đông năm nay, Chíp không còn sợ ốm nữa, con đã khỏe mạnh lên nhiều nhờ vào bàn tay chăm sóc yêu thương diệu kỳ của bố mẹ.

Nhớ mọi năm, mỗi khi mùa đông tràn về Miền Bắc trong sự háo hức của mọi người, cái lạnh se se quyện trong mùi thơm của nhiều món ăn ngon thì bé Chip lại chẳng thấy vui tẹo nào bởi thời tiết hanh hao nên con cảm giác như mũi lúc nào cũng khô rát, khó chịu lắm. Mặc dù mẹ đã bịt khẩu trang khi ra đường, con vẫn liên tục bị hắt xì hơi, mắt thì nhỏ lệ đỏ ngầu mỗi lần đi qua đoạn đường bụi. Tối tối đi ngủ, bé lại thở khò khè khiến cả nhà ai cũng lo lắng ngủ không yên. Chủ nhật được bố mẹ đưa đi công viên, niềm vui mọi ngày của con dường như bị giảm đi một nửa bởi những cơn ho khan đến bất chợt đến. Chip không hứng thú trước mùa đông.
Vậy là mỗi sáng ngủ dậy, mẹ Chip dậy thật sớm dành thời gian đun nước sôi để nguội pha muối loãng cho con rửa mặt. Tối về nhà thì ngày nào cũng như ngày nào, mẹ dùng lọ nước muối sinh lí nhỏ mắt và mũi vệ sinh cho Chip. Lúc đầu, bé cũng không thấy thoải mái vì nước muối có vị mặn chát, nhưng chẳng bao lâu, bé đã quen và ưa thích cảm giác kỳ diệu do nước muối mang lại, thật sảng khoái và dễ thở.

Mẹ Chíp mua thêm lọ thuốc nhỏ mắt cho con, nhỏ mắt bên nào mẹ bảo con nghiêng sang bên đó cho bụi bẩn ra hết rồi dùng bông lau khô cho con. Hai mẹ con vừa nhỏ mắt, vừa trò chuyện râm ran cả một góc nhà.

Rồi đến công đoạn nhỏ mũi, dỗ dành mãi rồi Chip mới chịu đứng yên cho mẹ chăm sóc chiếc mũi xinh. Lần đầu tiên mẹ nhỏ nhiều nhiều nước muối cho bé rồi hướng dẫn con nghiêng má xì ra làm sạch mũi, sau mới nhỏ 1 đến 2 giọt cho con đễ chịu. Tối con ngủ ngon giấc, hơi thở êm ái và tay không còn dụi dụi ở mũi nữa. Bố mẹ thấy yên lòng hơn.

Không chỉ làm cho Chip, mẹ yêu cầu cả nhà cũng thực hành luôn, từ anh Bi đến Bố Chíp đều cộng tác nhiệt thành, vừa hướng dẫn cho Chíp, cả nhà ai cũng khỏe khoắn hơn.

Mỗi sáng và tối cả nhà Chip đều xúc miệng nước muối, và mẹ còn tặng cho con một cốc nước chanh mật ong bạc hà the mát vào sau bữa ăn sáng trước khi đến trường. Nhiều hôm nếu con thích, mẹ cũng cho con nhấm nháp vài miếng mứt gừng sau bữa cơm chiều, và con lại bi bô “Chip không uống chè, nhưng Chip thích mứt gừng lắm!”.

Lại một mùa đông đến, năm nay Chip đã cao lớn hơn nhiều, ai cũng khen con ngày càng ngoan ngoãn. Và đặc biệt, Chíp đón thời tiết chuyển mùa với những nụ cười thoải mái, con hoàn toàn khỏe mạnh. Hôm 20-10, khi mẹ đang lúi húi chuẩn bị bữa sáng thì thấy con chạy vào, trên tay là bó hoa rực rỡ còn đẫm sương mai vừa cùng bố bí mật mua ở chợ, con ôm chầm lấy mẹ thủ thỉ: “Mẹ ơi, con không sợ mùa đông hanh khô nữa, con yêu mẹ nhiều!

Cách làm mứt gừng truyền thống

Cách làm mứt gừng truyền thống


Nguyên liệu
- Gừng,
- Đường
- Chanh

Cân 1kg gừng thì 1kg đường
Hai ký gừng thì hai ký đường


Chuẩn bị

Mua Gừng về, cạo sạch vỏ, bào mỏng (lát càng lớn, càng ngoằng nghoèo, cong queo càng đẹp).
Ngâm gừng trong nước lạnh vắt vào nửa trái chanh.
Vớt ra để ráo.
Nước sôi, vắt vào nồi chừng 1/2 trái chanh, bỏ gừng vào luộc cho nước sôi lại, nhắt xuống, xã trong
Làm lại chừng hai lần nữa cho gừng bớt cay và trắng sau khi rim

--Cách làm--

Bỏ gừng vào một cái thau nhôm lớn, đổ đường lên trên, xóc đều (có thể để qua đêm hoặc vài tiếng cho đường tan)
bắt lên bếp lửa nhỏ, rim từ từ cho nước đường khô lại.

Thông thường, lúc gừng đang sôi, lấy đũa đẩy hết gừng ra xung quanh nồi, ở giữa tạo thành một cái lỗ có nước đường, cứ như vậy múc nước đường trong đó rưới đều xung quanh gừng để cho đường bám đều lên gừng ..

Khi gần khô (còn hơi dẻo dẻo) bớt lửa thật nhỏ nhanh tay xóc đều, không nên dùng đũa nhiều quá, gừng sẽ bị nát, mất đẹp.

Khi khô, nhanh tay bắt lại miếng gừng thẳng ra.

Yêu cầu gừng còn hơi cay, không bị nát, lát to, đẹp, gừng trắng, đường bọc đều bên ngoài.

Mứt gừng dẻo
Nguyên liệu:

- 500 g gừng non.
- 1 chút phèn chua.
- 1 ống vani
- 1 muỗng bột mì tinh.
- 400 g đường cát trắng.

Cách làm:

Gừng gọt vỏ cắt mỏng rồi cắt lại thành sợi, ngâm nước muối rồi xả cho bớt cay, vắt ráo. Bắc nước sôi đâm phèn chua bỏ vào cho sôi tan rồi để gừng vô luộc, sôi vài dạo vớt ra xả lại nước lạnh cho sạch phèn và vắt cho ráo nước.
Thắng đường với nửa chén nước, khi sôi tan để gừng vào xên cho cạn lại, vắt nước chanh vào trộn đều cùng một chút vani cho đến khi đường quánh lại là được.

Chú ý: Mứt này làm hơi cay cay mới ngon. Nếu làm mất cay và ngọt quá sẽ mất hết tinh chất của mứt gừng. Món này ăn và uống với nước trà thì tuyệt.

Mứt gừng dẻo cay ấm lòng người



Mứt gừng dẻo cay ấm lòng người

Khác với món mut gung khô truyền thống, mứt gừng dẻo còn có vị chua giòn của dứa nên ít ngọt hơn và lạ miệng hơn, là một món mứt bạn rất nên thử làm để đãi khách dịp Tết này!




Nguyên liệu:


300gr gừng non


150gr dứa


200gr đường


2 quả chanh


Vài viên phèn chua nhỏ


Đậu phộng. 




Bước 1:

Gừng non mua về gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. 


Vắt nước cốt 1 quả chanh vào 2 lít nước, ngâm gừng sợi vào nước chanh này khoảng 30 phút để gừng không bị thâm đen.



Gừng sau khi ngâm xả qua nước lạnh cho sạch. Nếu dùng gừng già bạn nhớ phải xả nhiều nước để gừng bớt cay. 


Bước 2:

Dứa gọt vỏ sạch, bỏ mắt, dùng dao thái hạt lựu hoặc bằm nhuyễn; mình thích ăn lẫn dứa còn sựt sựt nên chỉ thái hạt lựu. 


Bước 3:

Đun sôi phèn chua với 2 lít nước. 


Đổ gừng vào trụng sơ qua khoảng 10 phút. 


Trụng xong bạn rửa lại gừng dưới vòi nước cho sạch rồi đổ ra rổ cho ráo nước. 


Bước 4:


Trộn gừng, dứa đã thái hạt lựu vào với nhau, vắt vào nước cốt 1 quả chanh nữa. 


Đổ đường vào hỗn hợp gừng và dứa, trộn đều lên, ngâm qua đêm để đường tan. 


Đậu phộng rang vàng, giã nhuyễn. 


Bước 5:

Hôm sau đổ hỗn hợp gừng và dứa ra nồi, đun lửa thật nhỏ. Thỉnh thoảng bạn cầm hai quai ở nồi lắc để đường tan đều và bám quanh miếng gừng là được, nước dứa khi đun chảy sẽ có vị chua nhẹ. 


Đun hơn 1 giờ đồng hồ đến khi nào hỗn hợp mứt dẻo, có màu vàng cánh gián đẹp, nước đường sệt lại. 


Tắt bếp, đợi mứt nguội bạn đổ ít đậu phộng rang vàng lên bề mặt mứt, trộn đều là được. 


Làm xong bạn cất mứt gừng vào lọ kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 

Mut gung dẻo là một trong những món mứt dễ làm nhất nhưng đòi hỏi sự kiên trì vì công đoạn sên mứt khá lâu; bạn cứ đun nồi trên bếp lửa nhật nhỏ. Mứt sên khéo là mứt dẻo, có màu vàng cánh gián đẹp mắt.


Món mứt gừng này nhà mình vẫn hay làm mỗi khi mùa đông đến, trong nhà luôn luôn có sẵn một lọ mứt gừng dẻo. Trời lạnh lạnh ăn miếng mứt gừng cay cay dẻo dẻo, ngọt dịu, uống cùng tách trà nóng thấy ấm bụng vô cùng.


Khác với món mứt gừng khô truyền thống, mứt gừng dẻo còn có vị chua giòn của dứa nên ít ngọt hơn và lạ miệng hơn, là một món mứt bạn rất nên thử làm để đãi khách dịp Tết này!


Chúc các bạn có món mứt gừng thật dẻo, thật ngon nhé!